7 Sai lầm đắt giá người học tiếng Anh hay mắc phải
Có một thực tế: Tiếng Anh là môn học nhận được sự quan tâm và đầu tư lớn của toàn xã hội. Các trung tâm tiếng Anh ở tất cả mọi trình độ được mở ra khắp nơi, lực lượng giáo viên tiếng Anh cũng rất hùng hậu, sự đầu tư của người học về thời gian, tiền bạc và công sức cũng không phải là ít .
Tuy vậy, số lượng người Việt nói và viết trôi chảy tiếng Anh vẫn là một con số cực kỳ khiêm tốn so với những gì mà toàn xã hội bỏ ra.
Tại sao lại có nghịch lý như vậy ? Theo tôi thấy, đó là vì có 7 sai lầm đắt giá người học tiếng Anh hay mắc phải dẫn đến hạn chế trong kỹ năng tiếng Anh:
Mục lục
Học tiếng Anh một cách phiến diện
Ở các trường phổ thông, giáo viên quá tập trung vào ngữ pháp vì sự thực là, dạy ngữ pháp dễ hơn dạy nghe, nói, đọc,viết; chỉ cần cho công thức ngữ pháp và vô vàn bài tập (thường là photocopy và lấy kết quả theo đáp án) là giáo viên đã hoàn thành chỉ tiêu giảng dạy.
Ngược lại, hiện nay có một số trung tâm Anh ngữ lại không hề dạy ngữ pháp mà chỉ tập trung vào kỹ năng giao tiếp. Người học có thể nói , nghe tiếng Anh rất tốt nhưng kỹ năng viết câu, viết luận thật là thảm họa. Có cơ hội dạy trực tiếp và online rất nhiều học sinh đến từ các trường hàng đầu tại các thành phố lớn của Việt Nam và học tập ở các trung tâm Anh ngữ nổi tiếng từ lớp 1, tôi thấy tình trạng này rất phổ biến.
Theo tôi, tiếng Anh không chỉ tập trung vào ngữ pháp như được dạy ở các trường phổ thông công lập; chúng ta cũng không thể bỏ qua ngữ pháp để chỉ tập trung vào nghe nói như một số trung tâm Anh ngữ khác. Chúng ta cần dạy và học ngữ pháp một cách hệ thống, giúp cho người học hiểu được bản chất những hiện tượng ngữ pháp tiếng Anh thông dụng và áp dụng vào những bài học nghe, học nói, học đọc to, học viết. Chỉ như thế, học viên mới có được cách học tổng lực trong tiếng Anh và có được những tiến bộ vượt bậc. Đây có thể coi là một trong những sai lầm đắt giá mà người học tiếng anh hay mắc phải
Quá phụ thuộc vào giáo viên / trung tâm Anh ngữ
Người học tiếng Anh mỗi ngày hoặc mỗi tuần đến học và được rót cho vài “muôi kiến thức” đèm về dùng dần. Nếu có bài áp dụng thì thường, chỉ là những bài trắc nghiệm, hoặc bài tập ngữ pháp.
Người học phó mặc sự thành công hay thất bại của họ cho giáo viên hay trung tâm. Nếu nghe thấy lời đồn “có trung tâm này hay lắm” hoặc “giáo viên kia luyện tiếng Anh siêu tốc”, người học sẽ chạy đến đăng ký học tới tấp như vớ được chiếc phao cứu sinh.
Hãy dừng lại và suy ngẫm về bản chất thực sự của mọi sự thành công. Sự tiến bộ và thành thạo trong tiếng Anh chỉ có thể đạt được nếu người học dành toàn bộ trái tim và khối óc của họ cho nó, tận dụng mọi lúc, mọi nơi để thực hành nó. Nói một cách khác tại Hanka bạn không chỉ được hướng dẫn phương pháp học hiểu quả với một lộ trình học rõ ràng minh bạch mà còn được dạy cách tự học tiếng anh hiệu quả nữa.
Coi tiếng Anh là một thứ xa xỉ, cao cấp
Chúng ta coi tiếng Anh như một môn học “sang chảnh” trong khi tiếng Anh cần phải được coi như một KỸ NĂNG SỐNG CÒN trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. “ Luck happens when preparation meets opportunities / May mắn xảy ra khi sự CHUẨN BỊ gặp CƠ HỘI ”.
Bạn đã bao giờ coi tiếng Anh như một kỹ năng sống còn như bơi lội ? Hay bạn cho rằng nó chỉ là một môn học phụ hay một tấm vé thông hành giúp cho bạn tìm việc được dễ dàng?
Tâm lý sợ sai vì cái tôi quá lớn
Chúng ta gặp một rào cản tâm lý phổ biến – tâm lý sợ sai! Nếu mắc lỗi, chúng ta sẽ thấy mình ngớ ngẩn, bị người khác đàm tiếu, coi khinh. Đây là một tư tưởng rất cổ hủ nhưng lại khá rộng khắp trong xã hội.
Trong việc học tiếng Anh cũng thế, ta phải chấp nhận sự thất bại, sai sót ban đầu để kiên trì phấn đấu và gây dựng sự tự tin với nó. Ngôn ngữ là môn học cần sự tìm tòi, sáng tạo, khẩn phá và trải nghiệm. Đó là quá trình “ thử nghiệm – thất bại – thành công ”.
Tuy vậy, chúng ta đã quá quen với đáp án, barem chấm điểm nên hầu như không có chỗ cho sự sáng tạo. Nếu mắc lỗi sai là sẽ bị trừ điểm ngay. Nhưng ta cần phải hiểu rằng làm chủ được các kỹ năng tiếng Anh là để tồn tại và phát triển chứ không phải chỉ để đối phó với điểm số.
Tư tưởng học tập nửa vời
Thời gian tiếp xúc với tiếng Anh chỉ diễn ra trong 1-2 tiếng trong giờ học tiếng Anh hoặc một “cua” học tiếng Anh các trung tâm ngoại ngữ. Điều này cũng tương tự việc muốn biết bơi nhưng chỉ thỉnh thoảng lội chân xuống hồ “hua hua” trong nước cho mát!
Muốn học được tiếng Anh, ta phải “tắm” trong môi trường tiếng Anh vừa sức với bản thân. Vì nếu bạn chọn nguồn tiếng Anh quá khó, nó không khác gì bạn chưa biết bơi nhưng chọn hồ nước sâu!
Tâm lý sinh ngại khi chọn thầy
Tâm lý “sính ngoại”, chuộng thầy “ Tây ” hơn thầy “ Ta ”. Theo kinh nghiệm của tôi, thầy “ Tây” hay “ Ta” thì cũng tùy vào trình độ, khả năng truyền đạt và đam mê dạy tiếng Anh của họ và mỗi thầy đều có thế mạnh cũng như hạn chế riêng.
Có thể thấy thấy “Tây” thì tốt về việc phát triển kỹ năng nghe nổi. Thầy “ Ta ” thì mạnh về ngữ pháp, viết câu, đọc hiểu. Tốt nhất, bạn phải hiểu được mục đích học tiếng Anh của mình là gì ? Bạn chỉ tập trung vào nghe nói ? Hay bạn cần học tổng lực cả 4 kỹ năng để thi TOEIC, IELTS, TOEFL? Theo tôi, bạn phải chọn được những người thầy có kinh nghiệm, có phong cách giảng dạy năng động sáng tạo và đã có những thành công đáng kể trong việc dạy tiếng Anh cho người Việt.
Nhưng quan trọng hơn hết, người thầy LỚN NHẤT QUAN TRỌNG NHẤT chính là BẠN – người đang “vật vã ” trên con đường chinh phục tiếng Anh. Bạn phải có khả năng TỰ HỌC, phải tự tạo ra cho mình những tình huống sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ như thế bạn mới có thể phát huy cao nhất những gì đã học với thầy.
Văn hóa đọc còn kém
Kiến thức chung về xã hội của người Việt còn hạn chế do chúng ta chưa xây dựng được văn hóa đọc trong gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong khi đó, muốn có kỹ năng nghe nói – đọc – viết tiếng Anh tốt, chúng ta cần có sự hiểu biết rộng về các vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị trên thế giới. Việc đọc sách được đánh đồng với đọc sách giáo khoa, sách học thuật để học tốt một môn học trong nhà trường . Chúng ta đang chỉ nhìn vào một cây nhỏ trong rừng cây đại thụ bao la.
Trong thế giới ngày càng phẳng như hiện nay, chúng ta phải liên tục tạo ra cho mình những kỹ năng mới để luôn có được thế cạnh tranh trong học tập, sự nghiệp hay cuộc sống. Và để làm được điều này, khả năng tiếng Anh đóng vai trò vô cùng QUAN TRỌNG vì phần lớn kho tàng kiến thức nhân loại đều được viết / ghi chép bằng tiếng Anh.
Những người thành công trong kỷ nguyên toàn cầu hóa là những người liên tục học hỏi, nâng cao kiến thức kỹ năng thông qua tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Những người với tư tưởng “ bằng lòng với thực tại ” sẽ trở thành nạn nhân của vòng xoáy toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Trên đây là 07 sai lầm đắt giá mà người học tiếng Anh hay mắc phải. Còn những sai lầm nào mà bạn hay mắc phải trong khi học tiếng Anh hãy bổ sung cho mình nhé! Thanks đã đọc bài.
QUÀ TẶNG KHUYẾN MẠI
:
:
:
- Giảm - 40% HỌC PHÍ
- FREE Giáo trình & tài liệu + VIDEO bài giảng bổ trợ kiến thức gửi SHIP tận nhà.
- Tặng học bổng tiền mặt 800.000đ - 1.000.000đ trừ vào học phí.
- Hỗ trợ MIỄN PHÍ học phí cho HSSV và người mới học từ đầu